Cơ hội đầu tư cổ phần trước IPO | Người phụ nữ bị Jack Ma “lừa” suốt 14 năm để trở thành tỷ phú

Đăng ngày 11/12/2023 lúc: 21:51

Bạn hãy nhớ rằng, bạn là một giới hạn, bạn sẽ không đủ khả năng, thời gian và sức khỏe để làm việc hết cả đời và kiếm tiền gia tăng tài sản cho mình, giúp đỡ gia đình và đạt được những điều bạn muốn. Nhưng vẫn có một cách để bạn đạt được điều đó. Đó là cơ hội đầu tư và sở hữu cổ phần của công ty trước IPO. Và đây là một câu chuyện mà một người phụ nữ đã đầu tư cổ phần trước IPO, không ai khác chính là Wenhong – nữ trợ lý của tỷ phú Jack Ma.

Bạn có tin được không, lúc cô ấy bắt đầu bước chân vào đế chế thương mại điện tử của Alibaba, cô ấy không phải hai mươi tuổi, mà là ba mươi. Không chỉ cứng tuổi, cô ấy còn không có chuyên môn về lĩnh vực mình sẽ tiến tới. Cuộc phỏng vấn đầu tiên, sau khi nộp hồ sơ, cô ấy bị từ chối.

Nếu là một trong những phụ nữ như cô ấy, hẳn nhiên bạn đã từ bỏ rồi. Nhưng không, Wenhong vẫn tiếp tục nộp đơn vào một bộ phận khác. Quầy lễ tân chính là nơi mà cô được sắp xếp để làm ở đó. Tại đây cô từng xung đột với một đồng nghiệp, lại từng có ý định sẽ rời xa nơi này. Thế nhưng cô vẫn ở lại.

Tại đây, chính Jack Ma đã khuyên Wenhong hãy ở lại, cô sẽ có 100 triệu khi Alibaba đi vào thị trường công khai. Ban đầu, Jack Ma đưa cho cô 0,2% cổ phần. Điều mà ông ấy cần ở Wenhong lúc này chính là ở lại và gắn bó với công ty.

Mang một niềm tin dai dẳng, cô ở lại trong sự chờ đợi. Wenhong hi vọng rằng có ngày, công ty của Jack Ma được công khai đi vào thị trường.

Năm 2004, Wenhong hỏi Jack Ma khi nào Alibaba đi vào thị trường, ông ấy nói cô hãy đợi đi.

Hai năm sau, cô hỏi lại ông thêm lần nữa, ông nói hãy chờ tiếp.

Và không chỉ là hai năm, nhiều năm sau, Alibaba vẫn chưa công khai vào thị trường. Đương nhiên, cô vẫn đang chờ.

Trong thời gian chờ đợi ấy, Wenhong ở lại làm tốt công việc của cô. Cô đã thăng tiến lên các vị trí cao hơn.

Và ngày mà Alibaba ra mắt công chúng tại Sở giao dịch chứng khoán New Yok, nó được định giá 245,7 tỷ.

Lúc này, Wenhong – giao dịch lễ tân ngày nào, hiện là phó chủ tịch của Alibaba, thành triệu phú với tài sản trị giá 320 triệu.

Suốt 14 năm ấy, Wenhong ở lại Alibaba cùng người sáng lập, với thái độ hợp tác và theo dõi. 14 năm ấy, hẳn nhiên rồi, ai là người có thể giống cô ấy, tin lời của Jack Ma, hãy chờ một ngày công ty này ra mắt thị trường và bạn sẽ được hưởng một phần định giá. Rất nhiều người đã ra đi.

Nhưng Wenhong là người ở lại. Hơn 90% người sẽ bỏ cuộc. Trong đó không có người phụ nữ này.

Tôi nhận ra điều cốt yếu nhất của một nhân sự khi đầu quân vào nơi nào đó và muốn trở thành như Wenhong, chính là lòng tin vào ông chủ, không nóng vội, kiên trì, và phải cống hiến. Thời gian sẽ trả cho bạn thành quả xứng đáng.

Phía sau Alibaba có Wenhong – cô là một trong 5 phụ nữ quyền lực luôn bên Jack Ma giúp ông ấy điều hành công việc. Nhiều người xếp hạng Wenhong chính là nữ hoàng của ngành vận tải Trung Quốc. Chính cô đã điều hành mạng lươi logistics rộng lớn cho Alibaba và nhiều hãng khác.

Vị trí chủ tịch Cainiao đã bổ nhiệm cho cô vào năm 2015 – đây là bộ phận quản lý lạng logistics CNS do Alibaba thành lập năm 2013. Tạp chí Forbes bầu chọn cô là 25 nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu thay đổi nhiều ngành nghề lẫn cuộc sống trên khắp thế giới.

Câu chuyện về Tong Wenhong sẽ khiến cho nhiều người ngưỡng mộ, họ cũng sẽ có mong muốn một ngày nào đó được như cô ấy? Nhưng bạn có sẵn sàng bỏ ra 14 năm và đi theo một người với lòng tin tuyệt đối người ấy sẽ thành công?

Trong công việc, ngay khi còn làm ở phòng lễ tân, cô ấy đã được nhiều đồng nghiệp đánh giá cao bởi sự tỉ mỉ.

Cô làm việc chu đáo, lo xa, và không để lỡ một việc nào, cũng như không muốn cả người trong công ty lẫn khách hàng phàn nàn về mình. Ví dụ cô sẽ trữ sẵn đồ uống lạnh trong căng tin vào mùa hè và sẵn sàng trả lời các câu hỏi từ khách hàng cần thông tin chăm sóc.

Và chỉ cần 1 năm thôi, cô đã chuyển sang bộ phận hỗ trợ khách hàng. Ba tháng sau, cô thành giám đốc tại bộ phận hành chính. “Đó là một thách thức lớn đối với tôi khi dẫn dắt đội nhóm vì tôi chỉ là một nhân viên tiếp tân trong quá khứ”, Tong nói. Thế nhưng, cô quyết định chấp nhận thử thách.

Kể từ khi cô quay lại bộ phận hành chính, trong suốt 6 năm, Tong nhận được thăng tiến trong nghề nghiệp từ quản lý trung tâm dịch vụ khách hàng, bộ phận nhân sự cho đến phó chủ tịch. Vậy nhưng từ những năm 2008, chính bản thân cô, Jack Ma và các nhân viên khác đều nhận thấy ở cô có những đặc điểm: “ngu ngốc, ngây thơ, cứng đầu và kiên trì” như những gì mà cô tự nhận cho bản thân mình.

Sự khác biệt ở Wenhong chính là cô không cam chịu công việc. Cô không muốn mình mãi là một nhân viên bình thường, mãi ở một vị trí bình thường. Cô muốn dùng nỗ lực của mình để thay đổi bản thân.

Đọc câu chuyện của Tong Wenhong, tôi nhận ra rằng, có rất nhiều người trẻ hiện nay, khi đi làm, họ dường như chưa đóng góp gì nhiều cho công ty nhưng luôn muốn hưởng quyền lợi. Muốn có quyền lợi, phải kiếm chứng lại xem, bản thân mỗi người có đủ năng lực, kinh nghiệm hay chưa? Một câu hỏi nhiều người trẻ thường nghĩ giống nhau: Nếu làm việc này thì tôi được gì? Lương có tăng thêm không hay vẫn vậy?

Tôi cũng nhận thấy, khi mới đi làm, có nhiều công việc bạn tiếp xúc và được giao phó, nó không hề liên quan gì tới chuyên môn của bạn. Nhưng con đường dẫn tới thành công thường là ngoằn nghèo như vậy. Nếu như bạn chỉ có chuyên môn thôi chưa đủ, nó cần thêm sự kiên nhẫn, sự quan sát, tỷ mỉ mới mong đạt được đích đến hoặc đi xa.

Nững người thành công như Tong Wenhong, hẳn nhiên cô ấy không chôn chân tại một công việc, một vị trí. Cô ấy giống như vừa đi vừa… chạy vậy, giao tiếp, quảng bá mình, mở rộng chính mình trong công việc và với cả các đồng nghiệp khác.

Bạn có muốn thành đạt như cô ấy không? Nếu muốn, bạn hãy làm như cô ấy hoặc là hơn cả cô ấy!

(Lược trích Thầy của thành công)