IPO Là Gì? Những Thương Vụ IPO Đình Đám Nhất Lịch Sử

Đăng ngày 11/12/2023 lúc: 21:53
[Phần 1] Hiểu về IPO qua những thương vụ lịch sử: Khái quát và phân loại
Tài liệu tìm hiểu dự án Unitsky : 
Hướng dẫn cách mua cổ phần Unitsky chi tiết :  
 
 

Quá Trình Và Quy Tắc Để Unitsky Tiến Tới IPO (Initial Public Offering) 

Việc đầu tư trước IPO là gì?

Việc đầu tư vào những công ty phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) là bán riêng lẻ các khối cổ phần lớn trước khi cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch công khai. Những người mua thường là các công ty cổ phần tư nhân, các quỹ phòng hộ và các tổ chức khác sẵn sàng mua cổ phần lớn trong công ty.
Do quy mô của các khoản đầu tư được thực hiện và các rủi ro liên quan, những người mua ở vị trí trước IPO thường được giảm giá so với giá được nêu trong triển vọng cho IPO.
Hiểu về đầu tư trước IPO
Từ quan điểm của một công ty trẻ, vị trí trước IPO là một cách để kiếm tiền trước khi ra mắt công chúng. Đó cũng là một cách để bù đắp rủi ro rằng giá IPO sẽ tỏ ra lạc quan và giá sẽ không tăng ngay sau khi mở.

NHIỆM VỤ CHÍNH
Việc đầu tư cổ phần trước IPO là việc bán các khối cổ phần lớn trong một công ty trước khi niêm yết trên sàn giao dịch công khai.
Người mua có được cổ phần với giá chiết khấu rẻ từ giá IPO.
Đối với công ty, vị trí là một cách để gây quỹ và bù đắp rủi ro IPO sẽ không thành công như mong đợi. Từ quan điểm của người mua, số tiền trên mỗi cổ phần có thể được chiết khấu từ giá IPO dự kiến ​​nhưng không có sự đảm bảo thực sự về giá trên mỗi cổ phiếu mà thị trường sẽ thực sự trả. Trong thực tế, việc mua hàng thường được thực hiện mà không có bản cáo bạch và không có đảm bảo thực sự rằng danh sách công khai sẽ xảy ra. Giá chiết khấu là bồi thường cho sự không chắc chắn này. Không có nhiều nhà đầu tư cá nhân tham gia vào các vị trí trước IPO. Họ thường bị hạn chế đối với 708 nhà đầu tư, vì IRS gọi họ. Đây là những cá nhân có giá trị ròng cao với kiến ​​thức tinh vi về thị trường tài chính.

Tuy nhiên, công ty không muốn những người mua tư nhân này bán ngay tất cả cổ phần của họ nếu cổ phiếu của họ tăng vọt một khi nó mở trên một sàn giao dịch. Để ngăn chặn điều này, thời gian khóa thường được gắn vào vị trí, ngăn người mua bán cổ phiếu trong ngắn hạn. Một ví dụ về vị trí đặt trước IP, Rất nhiều nhà đầu tư đã hào hứng với IPO sắp xảy ra của Tập đoàn Alibaba, tập đoàn thương mại điện tử có trụ sở tại Trung Quốc, khi tuyên bố sẽ niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York với tên BABA vào tháng 9 năm 2014.

Trước khi ra mắt công chúng, Alibaba đã mở ra một vị trí trước IPO cho các quỹ lớn và các nhà đầu tư tư nhân giàu có. Một trong những người mua là Ozi Amanat, một nhà đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại Singapore. Ông đã mua một khối cổ phiếu trước IPO trị giá 35 triệu đô la với mức giá dưới 60 đô la một cổ phiếu và sau đó phân bổ cổ phần giữa các nhà đầu tư châu Á có quan hệ với quỹ của mình, K2 Global. Các vị trí trước IPO thường chỉ mở cho các cá nhân có giá trị ròng cao với kiến ​​thức tinh vi về thị trường tài chính. Vào ngày đầu tiên giao dịch công khai, BABA đã đóng cửa chỉ dưới $ 90 mỗi cổ phiếu. Tính đến đầu tháng 11 năm 2019, nó được giao dịch ở mức trên $ 176 mỗi cổ phiếu.
 Bạn có thể nghi ngờ rằng ban lãnh đạo của Alibaba đã hối hận vì vị trí trước IPO. Tuy nhiên, tiền được trả bởi Amanat và các nhà đầu tư khác đảm bảo rằng công ty có đủ tiền tài trợ trước khi IPO. Và, nó đã giảm thiểu rủi ro cho Alibaba rằng IPO sẽ không thành công như công ty hy vọng. Và, nó chắc chắn đã làm việc tốt cho khách hàng của Amanat.

 
 

Phần 1 :Khái quát và phân loại ( IPO là gì? )[Phần 1] Hiểu về IPO qua những thÆ°Æ¡ng vụ lịch sá»­: Khái quát và phân loại

IPO (viết tắt của cụm từ Tiếng Anh: Initial Public Offering) là lần đầu tiên cổ phiếu của một doanh nghiệp được chào bán rộng rãi cho công chúng. Sau khi phát hành cổ phiếu ra công chúng, doanh nghiệp thực hiện IPO (gọi tắt là doanh nghiệp IPO) sẽ trở thành công ty đại chúng và cổ phiếu của doanh nghiệp được niêm yết và giao dịch trên một sàn tập trung.

Người chào bán cổ phiếu có thể là chính doanh nghiệp IPO với mục đích tăng vốn hoặc các cổ đông hiện hữu của doanh nghiệp IPO muốn thoái vốn sau một thời gian đầu tư.

Chẳng hạn như trong thương vụ IPO của Google năm 2004, tổng cộng 19,6 triệu cổ phần Google được chào bán, trong đó bản thân Google phát hành mới 14,1 triệu cổ phần để tăng vốn, còn các cổ đông chào bán 5,5 triệu cổ phần.

loat bai ipo bai 1 khai quat va phan loai

Phân loại theo vai trò của ngân hàng đầu tư/công ty chứng khoán

Các thương vụ IPO thường được tư vấn và/hoặc bảo lãnh bởi một định chế tài chính giàu năng lực và kinh nghiệm.

Ở Mỹ, các tổ chức tư vấn-bảo là các ngân hàng đầu tư như Goldman Sachs, Morgan Stanley, Merrill Lynch,… và IPO (hay chào bán chứng khoán nói chung) được coi là một trong những nghiệp vụ cốt lõi của hoạt động ngân hàng đầu tư.

Ở Việt Nam, những tổ chức tư vấn-bảo lãnh IPO thường là các công ty chứng khoán như CTCP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) …

Tùy theo vai trò của ngân hàng đầu tư/công ty chứng khoán mà IPO có thể chia làm 3 loại:

(1) Chào bán trực tiếp cho công chúng: Là khi dooanh nghiệp phát hành trực tiếp cổ phần cho nhà đầu tư trên thị trường mà không được tổ chức tài chính nào bảo lãnh. Ngân hàng đầu tư/công ty chứng khoán chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn, giúp doanh nghiệp IPO hoàn thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý với cơ quan quản lý và đánh giá nhu cầu của nhà đầu tư.

(2) Phát hành có bảo lãnh “cam kết chắc chắn”: Khi tổ chức tư vấn đồng thời bảo lãnh cho đợt IPO, giao dịch phát hành này được gọi là giao dịch có “cam kết chắc chắn” (firm commitment) nghĩa là tổ chức tư vấn sẽ mua đứt số cổ phiếu được doanh nghiệp phát hành sau đó bán lại cổ phiếu này cho các nhà đầu tư khác.

Nếu không tìm được nhà đầu tư, tổ chức bảo lãnh sẽ bị buộc phải “ôm” khối cổ phiếu này trong một thời gian dài hơn dự kiến. Nếu giá giảm, tổ chức bảo lãnh sẽ phải ghi nhận lỗ. Vì tổ chức bảo lãnh chịu rủi ro lớn trong kiểu giao dịch này nên mức phí mà doanh nghiệp phải trả cho tổ chức bảo lãnh sẽ khá cao.

(3) Chào bán với nỗ lực tối đa: Trong nhiều trường hợp, tổ chức tư vấn chỉ cam kết sẽ làm hết sức mình để bán cổ phần chứ không cam kết sẽ bán hết. Đây được gọi là các giao dịch “nỗ lực tối đa” (best-efforts underwriting).

Trong thực tế, đôi khi tổ chức tư vấn có thể chỉ bảo lãnh phát hành một phần cổ phiếu chào bán chứ không bảo lãnh hết.

Chẳng hạn với thương vụ cổ phần hóa Tập đoàn Dầu khí BP của Anh, các ngân hàng đầu tư chỉ bảo lãnh phát hành 22% số lượng cổ phần chào bán (tương đương 505,8 triệu cổ phần trị giá 2,64 tỷ USD).

Số lượng tổ chức tư vấn và bảo lãnh

Mỗi thương vụ IPO, nhất là những thương vụ lớn, thường có trên một tổ chức cùng tư vấn và bảo lãnh, bởi một tổ chức thường không có đủ tiềm lực tài chính cũng như khẩu vị rủi ro để một mình bảo lãnh phát hành thương vụ lớn.

Ngoài ra, mỗi tổ chức tư vấn sẽ có chuyên môn và lợi thế về một mảng hơn so với các tổ chức khác như quảng cáo – tiếp thị, cấu trúc, định giá, phân phối. Việc sử dụng nhiều tổ chức tư vấn sẽ tận dụng được lợi thế của mỗi tổ chức. Chẳng hạn về mảng phân phối, có những tổ chức chuyên phân phối cho khách hàng cá nhân, có tổ chức chuyên về khách hàng tổ chức hay khách hàng nước ngoài, …

Trong thương vụ IPO trị giá 5.566 tỷ đồng của Lọc – Hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) đầu năm 2018, BSR đã thuê 2 tổ chức tư vấn là CTCP Chứng khoán Dầu khí (PSI) và CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC).

Thương vụ IPO trị giá 1,66 tỷ USD của Google năm 2004 ban đầu có 2 tổ chức tư vấn và bảo lãnh là Morgan Stanley và Credit Suisse First Boston. Sau đó, Google thuê thêm … 29 tổ chức nữa, tổng cộng có 31 tổ chức tư vấn và bảo lãnh.

Thương vụ IPO trị giá 16 tỷ USD của Facebook năm 2012 ban đầu có 6 tổ chức tư vấn và bảo lãnh là Morgan Stanley (tư vấn bảo lãnh chính), J.P. Morgan, Goldman Sachs, Bank of America – Merrill Lynch, Barclay’s Capital, Allen & Company. Sau đó, Facebook thuê thêm… 25 tổ chức tư vấn và bảo lãnh nữa, nâng con số tổng lên 31.

 

Phần 2 Hiểu về IPO qua những thương vụ lịch sử: Doanh nghiệp được và mất gì từ IPO[Phần 2] Hiểu về IPO qua những thÆ°Æ¡ng vụ lịch sá»­: Doanh nghiệp được và mất gì từ IPO

Sở dĩ ngày càng có nhiều doanh nghiệp IPO và trở thành công ty đại chúng là vì hoạt động này đem lại nhiều lợi ích. Có thể kể đến như thêm một kênh huy động vốn trung và dài hạn. Bản thân thương vụ IPO sẽ giúp doanh nghiệp huy động được một số vốn nhất định. Về sau, nếu cần thêm vốn, doanh nghiệp có thể tiếp tục huy động thông qua việc phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư trên thị trường. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng.

Bên cạnh đó, IPO giúp tăng hiện diện hình ảnh của công ty: Các thương vụ IPO thường thu hút sự quan tâm đông đảo của công chúng. Sau khi doanh nghiệp lên sàn, cổ phiếu và tên tuổi doanh nghiệp được nhắc tới nhiều hơn so với khi chưa IPO.

Ngoài ra, IPO cũng là một kênh để các cổ đông hiện hữu hoặc các nhà đầu tư mạo hiểm (venture capitalists) thoái vốn và chốt lời sau một thời gian đầu tư.

Tuy nhiên, hoạt động IPO cũng làm phát sinh nhiều chi phí và gây ra những gánh nặng mới cho doanh nghiệp.

Cụ thể, quá trình IPO thường rất tốn kém về tài chính, thời gian và công sức. Về tài chính, công ty phải trả cho các tổ chức tư vấn và bảo lãnh một khoản phí từ 3% đến 7% số tiền huy động được từ IPO. Nhân viên và lãnh đạo công ty cũng mất nhiều thời gian, sức lực để chuẩn bị hồ sơ, tài liệu theo luật định và tổ chức các buổi giới thiệu, gặp gỡ nhà đầu tư. Hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh khả năng bị ảnh hưởng.

phan 2 hieu ve ipo qua nhung thuong vu lich su doanh nghiep duoc va mat gi tu ipo
Phí bảo lãnh phát hành các thương vụ IPO tại Mỹ năm 2014-2016. Với những thương vụ có giá trị nhỏ dưới 100 triệu USD, doanh nghiệp phải trả tới gần 7% giá trị phát hành. Những thương vụ có giá trị lớn trên 1 tỷ USD, mức phí là từ 3% đến 4,7%. Nguồn: Statista.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt về công bố thông tin. Tại Việt Nam, các công ty đại chúng phải tuân thủ quy định tại Thông tư 155/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, bao gồm cả thông tin định kỳ và không định kỳ như: báo cáo tài chính kèm thuyết minh, báo cáo sử dụng vốn, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, quyết định tham gia góp vốn, quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu…

Chỉ cần chậm nộp báo cáo tài chính hoặc chậm công bố thông tin là doanh nghiệp sẽ bị nhắc nhở. Nghiêm trọng hơn thì cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo, kiểm soát hoặc hủy niêm yết, gây ảnh hưởng lớn tới lòng tin của cổ đông, đối tác, khách hàng… Hơn nữa, các thông tin mà doanh nghiệp công bố có thể được sử dụng bởi các đối thủ cạnh tranh, gây bất lợi cho doanh nghiệp.

Vận hành một công ty đại chúng sau IPO cũng tốn kém hơn nhiều so với một công ty chưa IPO vì các chi phí lập báo cáo tài chính, kiểm toán BCTC, vận hành phòng quan hệ nhà đầu tư, tuân thủ nghĩa vụ công bố thông tin…

phan 2 hieu ve ipo qua nhung thuong vu lich su doanh nghiep duoc va mat gi tu ipo

Bị kiểm toán nhắc nhở vì quá ít nhân sự: Đầu tháng 4 vừa qua, Công ty Cổ phần An Trường An (Mã: ATG) bị công ty kiểm toán độc lập nhắc nhở vì trong năm 2017, số lượng nhân sự của công ty chỉ dao động từ 7 đến 10 người, không đủ để đảm bảo yêu cầu quản lý, điều hành một doanh nghiệp niêm yết. Một doanh nghiệp chưa IPO và chưa lên sàn sẽ không lo bị kiểm toán nhắc nhở như ATG.

Taseco Airs lên sàn phải kiểm toán lại báo cáo tài chính: Trước khi niêm yết cổ phiếu lên sàn hồi đầu năm 2018, CTCP dịch vụ hàng không Taseco (Taseco Airs – Mã: AST) đã phải thuê công ty kiểm toán kiểm toán lại báo cáo tài chính năm 2015 và 2016 vì kiểm toán viên trước đây chưa đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) và chưa được UBCK chấp thuận ký báo cáo tài chính dành cho công ty đại chúng và niêm yết.

Chi phí này là không lớn so với một công ty có tài sản và vốn hóa nghìn tỷ như Taseco Airs nhưng có thể là gánh nặng rất lớn với một công ty nhỏ

Không muốn lên cũng phải lên:Thương vụ IPO của công ty Applied Medical năm 2013 là một trường hợp hi hữu. Một trong những cổ đông lâu đời của Applied Medical là quỹ đầu tư IVP muốn công ty này IPO lên sàn để quỹ có thể thoái vốn sau khi đã đầu tư trong suốt 24 năm. Sau khi cân nhắc kỹ, lãnh đạo Applied Medical cho rằng trở thành công ty đại chúng sẽ hại nhiều hơn lợi. Tuy nhiên theo thỏa thuận góp vốn, IVP có quyền yêu cầu Applied Medical phải lên sàn.

Không còn lựa chọn nào khác, Applied Medical đành phải nộp hồ sơ IPO nhưng trong bản cáo bạch, lãnh đạo công ty nói thẳng với các cơ quan quản lý cũng như nhà đầu tư rằng: “Quỹ IVP buộc chúng tôi phải niêm yết cổ phiếu của mình và chúng tôi có nghĩa vụ phải làm theo. Tuy nhiên chúng tôi tin rằng làm như vậy sẽ không đem lại lợi ích lớn nhất cho công ty.” Đây có lẽ là trường hợp duy nhất trong lịch sử mà một công ty sắp lên sàn thông báo công khai rằng mình không muốn lên sàn.

Phần 3 Hiểu về IPO qua những thương vụ lịch sử: Ba phương thức IPO.[Phần 3] Hiểu về IPO qua những thÆ°Æ¡ng vụ lịch sá»­: Ba phÆ°Æ¡ng thức IPO

 Phương thức 1: Đấu giá (Auction)

Có hai phương thức đấu giá cổ phần có thể áp dụng trong các thương vụ IPO là phương thức đơn giá và phương thức đa giá.

Đơn giá là phương thức xác định kết quả đấu giá mà theo đó, mức giá chào bán cổ phiếu là mức giá trúng giá thấp nhất và được áp dụng chung cho các thành viên trúng giá.

Đa giá là phương thức xác định kết quả đấu giá mà theo đó, mức giá chào bán cổ phiếu đối với mỗi thành viên trúng giá đúng bằng mức giá chào của thành viên đó.

Các đợt đấu giá cổ phần lớn thời gian cuối 2017, đầu 2018 tại Việt Nam như Viện Dệt May, Lọc-Hóa Dầu Bình Sơn, Tổng Công ty Dầu Việt Nam… đều được tiến hành theo phương thức đa giá, tức nhà đầu tư phải trả các mức giá khác nhau do mình đưa ra.

Tại Việt Nam, phương thức đơn giá chỉ được sử dụng trong các đợt… đấu thầu trái phiếu Chính phủ.

Ví dụ về phương pháp đơn giá và đa giá

Công ty XYZ đấu giá 1 triệu cổ phần, giá khởi điểm 100.000 đồng/cp. Giá chào mua của các nhà đầu tư được xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp, khối lượng đặt mua được cộng dồn lần lượt.

6 nhà đầu tư trả giá cao nhất đặt mua tổng cộng 950.000 cổ phần và được ưu tiên nhận đúng số cổ phần mà mình đặt mua. Nhà đầu tư trả giá cao thứ 7 (nhà đầu tư G) đặt mua 100.000 cổ phần nhưng vì chỉ còn lại 50.000 cổ phần nên G sẽ chỉ nhận được 50.000 cổ phần này.

Đối với phương thức đơn giá, 7 nhà đầu tư phải trả là mức giá trúng giá thấp nhất, tức là giá 110.000 đồng/cp của nhà đầu tư G. Đối với phương thức đa giá, 7 nhà đầu tư sẽ phải trả đúng mức giá mà mình đã đặt.

phan 3 hieu ve ipo qua nhung thuong vu lich su ba phuong thuc ipo
Minh họa về phương thức đấu giá đơn giá và đa giá

Thương vụ đấu giá cổ phần của Tổng công ty Bia – Rượu – Nước Giải Khát Sài Gòn (Sabeco – Mã: SAB) ngày 18/12/2017 là một ví dụ thực tế điển hình và đơn giản về phương thức đa giá.

Số cổ phần được chào bán là 343.680.000 cp. Chỉ có hai nhà đầu tư tham gia đấu giá, một nhà đầu tư cá nhân đặt mua 20.000 cổ phiếu ở giá 320.500 đồng/cp, nhà đầu tư tổ chức Vietnam Beverage đặt mua toàn bộ 343.680.000 cổ phiếu ở giá 320.000 đồng/cp.

Vì nhà đầu tư cá nhân đưa ra giá cao hơn nên được ưu tiên phân phối toàn bộ 20.000 cổ phiếu đã đặt mua và nhà đầu tư này phải thanh toán tiền mua theo giá đã đặt là 320.500 đồng/cp. Vietnam Beverage tuy đặt mua khối lượng lớn nhưng giá đưa ra thấp hơn nên chỉ nhận được số cổ phần còn lại sau khi trừ đi 20.000 cổ phiếu đã phân phối cho nhà đầu tư cá nhân, tức là 343.660.000 cổ phiếu, và phải thanh toán tiền mua theo mức giá 320.000 đồng/cp.

(Tuy nhiên sau đó nhà đầu tư cá nhân bỏ cọc và không thanh toán mua 20.000 cổ phiếu đã đặt nên toàn bộ số cổ phiếu chào bán ban đầu được bán cho Vietnam Beverage với giá 320.000 đồng/cp.)

Phương thức 2: Chào bán với giá cố định (Fixed-price offering)

Như tên gọi của nó, ở phương pháp này doanh nghiệp phát hành sẽ thông báo số lượng cổ phần và một mức giá duy nhất mà mình muốn chào bán.

Nhà đầu tư nào muốn mua ở mức giá cố định đó sẽ gửi lệnh đặt mua với khối lượng cụ thể đến ngân hàng. Nếu lượng cổ phần đặt mua lớn hơn chào bán, cổ phần các nhà đầu tư nhận được sẽ tương ứng với tỷ lệ đặt mua.

Vì phương pháp này không tính đến đến nhu cầu cụ thể của nhà đầu tư nên mức giá được xác định thường quá thấp và tổng số lượng đặt mua thường quá cao. Ngày nay phương pháp này hầu như không còn được sử dụng một cách độc lập.

Phương thức 3: Dựng sổ (Book building)

Trước tiên, tổ chức tư vấn và doanh nghiệp IPO sẽ nghiên cứu để đưa ra một khoảng giá hợp lý cho cổ phiếu sắp được phát hành, thường dựa vào so sánh với các doanh nghiệp tương tự hay cùng ngành. Sau đó, tổ chức tư vấn và doanh nghiệp phát hành sẽ tổ chức roadshow nhằm thực hiện hai mục đích chính:

Quảng cáo cho tổ chức phát hành: roadshow thường là cơ hội đầu tiên để các nhà đầu tư tiếp cận thông tin chi tiết và đánh giá mô hình kinh doanh, an toàn tài chính và năng lực lãnh đạo của doanh nghiệp phát hành.

Xác định nhu cầu nhà đầu tư: tại roadshow, doanh nghiệp phát hành sẽ đưa ra khoảng giá sơ bộ đã xác định trước đó và đề nghị nhà đầu tư quan tâm cho biết số lượng cổ phần và mức giá cụ thể (trong khoảng giá) mà mình muốn mua. Từ đây, tổ chức tư vấn lập ra một cuốn sổ với chi tiết các thông tin về nhu cầu, mức giá của nhà đầu tư, vì vậy nên phương thức này có tên là dựng sổ.

Nếu nhu cầu của nhà đầu tư quá cao hoặc quá thấp, tổ chức tư vấn và doanh nghiệp phát hành sẽ điều chỉnh khoảng giá lên hoặc xuống.

Sau khi nhận được chấp thuận của cơ quan quản lý trong lĩnh vực chứng khoán, doanh nghiệp IPO sẽ thông báo giá bán chính thức (nằm trong khoảng giá đã công bố) và ngày bán. Nếu đợt IPO được bảo lãnh, doanh nghiệp IPO sẽ bán cổ phần của mình cho tổ chức bảo lãnh và tổ chức bảo lãnh sẽ làm nhiệm vụ bán những cổ phiếu này đến nhà đầu tư tại mức giá đã công bố. Mức giá doanh nghiệp IPO nhận được từ đợt chào bán sẽ là giá chào bán đã công bố trừ đi phí bảo lãnh.

Thương vụ IPO Facebook năm 2012: khoảng giá ban đầu được Facebook và tổ chức tư vấn chính Morgan Stanley xác định là 28-35 USD/cp. Sau khi nhận thấy nhu cầu của nhà đầu tư là rất lớn, khoảng giá được tăng lên thành 34-38 USD/cp đồng thời tăng số lượng cổ phiếu phát hành thêm 25%. Giá phát hành chính thức là 38 USD/cp, mức cao nhất trong khoảng giá điều chỉnh.

Tuy nhiên dường như giá cổ phiếu Facebook đã được xác định ở mức quá cao vì trong ngày giao dịch đầu tiên giá chỉ xoay quanh mức phát hành 38USD/cp. Nếu giá giảm xuống dưới 38 USD, thương vụ IPO này sẽ bị coi là một thất bại nên số lượng cổ phiếu chào bán lại được điều chỉnh về mức ban đầu để chặn đà giảm giá. Kết thúc ngày giao dịch đầu tiên, giá cổ phiếu Facebook tăng vỏn vẹn 0,6%. Bước sang ngày thứ hai, giá giảm đến 11%.

Thương vụ Google năm 2004: ban đầu có 25,7 triệu cổ phần Google được chào bán ở khoảng giá 108-138 USD/cp trong đó bản thân Google bán 14,1 triệu cổ phần còn các cổ đông đăng ký bán 11,6 triệu cổ phần. Tuy nhiên sau khi nhận thấy nhu cầu của nhà đầu tư là khá thấp, khoảng giá được điều chỉnh giảm xuống còn 85-95USD/cp. Ở khoảng giá thấp hơn này, các cổ đông chỉ đăng ký bán 5,5 triệu cổ phần. Tổng số cổ phần được chào bán giảm xuống còn 19,6 triệu.

Toàn bộ số cổ phần này đều được bán hết với mức giá thấp nhất trong khoảng giá điều chỉnh là 85 USD/cp. Tuy nhiên các nghiên cứu sau này chỉ ra rằng, số cổ phần này có thể được bán hết với mức giá cao hơn là 104,34 USD/cp.

phan 3 hieu ve ipo qua nhung thuong vu lich su ba phuong thuc ipo
Nhà sáng lập Google – Larry Page – tại buổi IPO cổ phiếu năm 2004. Ảnh: Nasdaq.

Trên thực tế, các doanh nghiệp IPO có thể kết hợp nhiều phương pháp với nhau.

Chẳng hạn ở Pháp và Trung Quốc, các doanh nghiệp thường kết hợp dựng sổ với chào bán theo giá cố định. Cụ thể, đầu tiên doanh nghiệp IPO và tổ chức tư vấn tiến hành dựng sổ và phát hành cho các nhà đầu tư tổ chức. Tuy nhiên, những cổ phiếu này không được giao dịch ngay. Doanh nghiệp IPO sau đó sẽ chào bán cổ phần theo một giá cố định (thường chính là mức giá đã phát hành cho các nhà đầu tư tổ chức) cho các nhà đầu tư cá nhân.

Thời gian chào bán cho các nhà đầu tư cá nhân thường kéo dài khoảng 5 ngày. Phương pháp kết hợp này cho phép cả các nhà đầu tư tổ chức và cá nhân cùng đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp IPO.

phan 3 hieu ve ipo qua nhung thuong vu lich su ba phuong thuc ipo

Ở Việt Nam, theo Nghị định 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, ngoài ba phương thức đã quy định tại Nghị định 59/2011/NĐ-CP (đấu giá công khai, bảo lãnh phát hành, thỏa thuận trực tiếp), từ ngày 1/1/2018 có thêm phương thức mới là dựng sổ.

Do vậy, các thương vụ IPO thoái vốn trong quý I/2018 được thực hiện bằng cách kết hợp phương pháp dựng sổ và đấu giá chứ không phải đấu giá đơn thuần, tức là doanh nghiệp IPO và tổ chức tư vấn đã nghiên cứu tìm hiểu kỹ nhu cầu của nhà đầu tư trước khi quyết định số lượng cổ phần và mức giá sàn để đấu giá.

Theo ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục tài chính Doanh nghiệp, Bộ Tài chính, các phiên đấu giá cổ phần của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) và Lọc – Hóa Dầu Bình Sơn (BSR) thu được kết quả thành công ngoài mong đợi là nhờ vào phương pháp dựng sổ.

Ông Phạm Hồng Hải – Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam cũng tin tưởng vào sự ưu việt của phương pháp dựng sổ khi kết hợp với đấu giá: “Từ hai trường hợp thí điểm bằng phương pháp dựng sổ sẽ giúp Bộ Tài chính nhân rộng mô hình này và áp dụng các đợt thoái vốn nhà nước trong năm 2018”.

 

 [Phần 4] Hiểu về IPO qua những thương vụ lịch sử: Khi giá IPO quá ‘chát’

[Phần 4] Hiểu về IPO qua những thương vụ lịch sử: Khi giá IPO quá ‘chát’

Giá IPO nào là hợp lý?

Tổ chức tư vấn và bảo lãnh phải hài hòa lợi ích của cả doanh nghiệp phát hành, cổ đông hiện hữu muốn chào bán và nhà đầu tư tiềm năng. Một mặt, tổ chức tư vấn phải huy động một số vốn hợp lý cho doanh nghiệp và thuyết phục được các cổ đông hiện hữu rằng mức giá mình đưa ra là đủ cao để bán chốt lời. Mặt khác, tổ chức tư vấn lại phải thuyết phục các nhà đầu tư rằng mức giá mình đưa ra là đủ thấp để mua vào.

Việc xác định giá khởi điểm hay giá chào bán, do vậy, là không hề dễ dàng. Nếu giá quá thấp, doanh nghiệp IPO không huy động được nhiều vốn thì coi như tổ chức tư vấn đã không làm tròn trách nhiệm.

Nếu giá khởi điểm quá cao, nhiều khả năng các cổ phần sẽ không được bán hết. Cho dù cổ phần được bán hết thì các nhà đầu tư dễ phải chịu thua lỗ và ngân hàng đầu tư sẽ mất uy tín, rất khó để mời chào được các nhà đầu tư cho các đợt IPO khác về sau.

Tuy doanh nghiệp IPO mong muốn huy động được vốn từ thương vụ nhưng không phải cứ bán được cổ phần giá càng cao thì càng tốt vì sau khi chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thì còn có chào bán lần thứ 2, thứ 3, thứ 4 … (gọi là SPO – Seasoned Public Offering) khi doanh nghiệp cần huy động thêm vốn để sản xuất kinh doanh. Nếu nhà đầu tư vào đợt chào bán đầu tiên bị thua lỗ thì doanh nghiệp cũng khó phát hành vào những lần sau.

Mặt khác, giá cổ phiếu giảm ngay sau IPO cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến danh tiếng của doanh nghiệp.

phan 4 hieu ve ipo qua nhung thuong vu lich su khi gia ipo qua chat

Tháng 9/2009, hãng trò chơi trực tuyến Shanda Games của Trung Quốc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng với sự tư vấn và bảo lãnh của 2 ngân hàng hàng đầu thế giới là JP Morgan Chase và Goldman Sachs. Cả hai ngân hàng đều tỏ ra rất lạc quan với triển vọng của phiên IPO và quyết định tăng số lượng cổ phần chào bán thêm 33%, từ 63 triệu cổ phần lên 83,5 triệu cổ phần. Giá của mỗi cổ phần cũng được Shanda Games và các ngân hàng xác định ở 12,5 USD/cp, mức cao nhất của khoảng giá 10,5-12,5 USD/cp được thông báo trước đó.

Phiên IPO thành công khi mang về cho Shanda Games và công ty mẹ hơn 1 tỷ USD, nhưng điều mà công ty này không tính đến là việc nâng giá và tăng lượng cổ phần bán đã “hớt” hết phần váng gồm những nhà đầu tư hào phóng nhất. Những nhà đầu tư còn lại không ai muốn trả giá cao hơn để mua lại cổ phiếu của Shanda.

Trước sức cầu yếu ớt, giá cổ phiếu của Shanda Games sụt 14% ngay hôm sau, khiến cổ phiếu này trở thành một trong những cổ phiếu có phiên chào sản thảm hại nhất lịch sử. Giá cổ phiếu công ty mẹ của Shanda Games cũng giảm 12%.

Rủi ro cho nhà đầu tư

Các thương vụ IPO thường thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà đầu tư, nhiều người lao vào mua mà không cần suy nghĩ. Thực tế, có nhiều cổ phiếu sau khi IPO đã lập tức tăng “nóng” hàng chục phần trăm, thậm chí tăng tới nhiều lần giá trị.

phan 4 hieu ve ipo qua nhung thuong vu lich su khi gia ipo qua chat
Tỷ suất lợi nhuận của một số cổ phiếu công nghệ tại Mỹ trong ngày giao dịch đầu tiên sau IPO. Nguồn: Statista.
phan 4 hieu ve ipo qua nhung thuong vu lich su khi gia ipo qua chat
10 cổ phiếu IPO có suất sinh lợi cao nhất tại Mỹ trong năm 2017 (tính từ ngày IPO đến ngày cuối năm). Nguồn: Statista.

Thế nhưng cũng có không ít cổ phiếu mà sau khi IPO rớt giá rất thê thảm.

phan 4 hieu ve ipo qua nhung thuong vu lich su khi gia ipo qua chat

10 cổ phiếu IPO có giá giảm mạnh nhất tại Mỹ trong năm 2017 (tính từ ngày IPO đến ngày cuối năm). Nguồn: Statista.

Một thống kê tại Mỹ trong giai đoạn 1980-2007 cho thấy, sau 3 năm, các cổ phiếu IPO có suất sinh lợi thấp hơn 21%/năm so với trung bình toàn thị trường.

Tại Việt Nam, CTCP Lọc – Hóa Dầu Bình Sơn (Mã: BSR) được coi là đã có một phiên đấu giá thành công khi giá trúng giá bình quân cao hơn 58% so với giá khởi điểm, giá trong ngày giao dịch đầu tiên cũng tăng kịch trần 40%, tuy nhiên giá đã liên tục sụt giảm những ngày sau đó. Đến ngày 23/4, cổ phiếu BSR đã mất gần 1/3 giá trị sau hơn 1 tháng giao dịch

Tương tự, cổ phiếu POW của Tổng Công ty Điện lực Dầu khí và cổ phiếu OIL của Tổng Công ty Dầu Việt Nam và cũng đã mất 22-33% giá trị kể từ ngày chào sàn.

phan 4 hieu ve ipo qua nhung thuong vu lich su khi gia ipo qua chat
Diễn biến giá từ ngày lên sàn của 3 cổ phiếu đến ngày 24/4, từ trái qua phải: BSR (từ ngày 1/3), POW (từ ngày 6/3) và OIL (từ ngày 7/3). Nguồn: VNDirect.

Quyết định mua cổ phiếu phải được đưa ra dựa trên những phân tích về mô hình kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp chứ không nên mua chỉ vì đó là cổ phiếu IPO.

Rủi ro cho ngân hàng đầu tư, tổ chức bảo lãnh

Rủi ro lớn nhất của tổ chức bảo lãnh IPO là không bán/phân phối được cổ phiếu cho các nhà đầu tư. Khi đó, tổ chức bảo lãnh sẽ phải ôm đống cổ phiếu này trong thời gian dài hơn mong đợi. Hơn nữa, không phân phối hết cổ phiếu tức là sức cầu yếu, giá sẽ giảm, khiến cho tổ chức bảo lãnh phải ghi nhận những khoản lỗ lớn khi định giá lại cổ phiếu theo giá thị trường (mark-to-market).

Quá trình dựng sổ đã giúp tổ chức bảo lãnh nắm được phần nào tâm lý, nhu cầu của nhà đầu tư và giảm thiểu rủi ro này, tuy nhiên đôi khi những trường hợp không may vẫn xảy ra.

Thương vụ cổ phần hóa Tập đoàn Dầu khí British Petroleum (BP): Năm 1987, chính phủ Anh muốn cổ phần hóa tập đoàn dầu khí lớn nhất nước này là BP và thuê 5 ngân hàng đầu tư, trong đó có Merrill Lynch, để tư vấn và bảo lãnh cho thương vụ. Các ngân hàng này sau khi nghiên cứu kỹ đã xác định mức giá là 3,3 bảng Anh/cp.

phan 4 hieu ve ipo qua nhung thuong vu lich su khi gia ipo qua chat

Tuy nhiên, chuyên gia phân tích về dầu khí của Merrill Lynch là Gus Fliakos cho rằng mức giá này quá cao và không đưa ra khuyến nghị MUA đối với cổ phiếu BP. Phải nói thêm rằng Gus Fliakos là một nhà phân tích nổi tiếng và rất có ảnh hưởng trong ngành dầu khí. Merrill Lynch đề nghị Gus Fliakos suy nghĩ lại nhưng Gus Fliakos vẫn giữ nguyên quan điểm. Không có lựa chọn nào khác, Merrill Lynch đành phải rút lui khỏi thương vụ IPO trị giá 12 tỷ USD béo bở này.

4 ngân hàng còn lại vui vẻ chia nhau 17,7 triệu USD tiền phí bảo lãnh. Ở Merrill Lynch, mọi người đều nhìn Gus Fliakos với ánh mắt trách móc. Tuy nhiên 4 ngày sau, 19/10/1987 chính là ngày thứ Hai Đen Tối (Black Friday), thị trường chứng khoán Mỹ có phiên giảm điểm mạnh nhất trong lịch sử. Giá cổ phiếu BP giảm hơn 10%. Cả 4 ngân hàng bảo lãnh phát hành cho thương vụ BP lỗ tổng cộng hơn 1 tỷ USD.

Còn ông Gus Fliakos bỗng chốc trở thành người hùng của Merrill Lynch!

Đọc tiếp

* Phần 1
* Phần 2
* Phần 3


Những thương vụ IPO thành công trong lịch sử lên sàn chứng khoán
170512%20facebook%20ipo%201