Crowdfunding | Làm rõ việc huy động vốn của uST

Đăng ngày 24/11/2023 lúc: 23:56

Crowdfunding Unitsky : Tại sao chúng tôi lựa chọn hình thức cấp vốn cộng đồng?

Vào năm 2014, dự án vận tải đường dây Unitsky đã bắt đầu thu hút đầu tư bằng crowdfunding. Từ thời điểm ấy đã bắt đầu điều mà các nhà đầu tư chuyên nghiệp gọi là giai đoạn gieo hạt trong đầu tư. Giai đoạn rủiro và nhiều hứa hẹn nhất đối với các nhà đầu tư, tổng số họ tới năm 2019 đã là hàng trăm ngàn người.

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu crowdfunding là gì, nó có những ưu thế và hạn chế nào, và tại sao ban lãnh đạo dự án Unitsky đã chọn nó để làm nguồn cấp vốn.

Tại sao Unitsky lựa chọn crowdfunding? 

Lịch sử dự án Unitsky được bắt đầu tại Liên Xô, khi việc thu hút vốn chỉ được thực hiện nếu hợp tác với nhà nước. Chính như vậy, tại Belarus vào năm 1988 đã thành lập quỹ фонд «Thế giới các vì sao», một số phát triển của nhà phát minh vận tải đường dây Anatoli Unitsky phải được cấp vốn qua đó. 

Cùng với sự tan rã của Liên Xô, đã cần phải tìm kiếm những nguồn cấp vốn mới và Anatoli Unitsky đã hướng tới những nhà đầu tư cá nhân. Trung tâm thử nghiệm đầu tiên của vận tải đường dây tại gần Moskva, thành phố Ozyory đã được xây dựng vào năm 2001 dưới sự bảo trợ tài chính của tỉnh trưởng Alexander Lebed. 

Vào năm 2013, các chuyên gia đánh giá độc lập của công ty Hold Invest Audit Consulting Company đã định giá công nghệ vận tải đường dây (tài sản trí tuệ của Anatoli Unitsky) là 400 867 433 000$. Tài sản trí tuệ này thuộc vốn điều lệ của công ty GTI, được thành lập để thực hiện các dự án hệ thống vận tải đường dây Unitsky trên toàn thế giới. 

Vào năm 2014, lãnh đạo dự án Unitsky đã xây dựng kế hoạch thu hút đầu tư gồm 15 giai đoạn, sau đó dự án phải đưa ra hoạt động có lợi nhuận. Từ thời điểm đó, việc cấp vốn cho dự án được diễn ra theo hệ thống crowdfunding. 

Có thể nêu 4 lý do chính, tại sao dự án Unitsky được phát triển nhờ crowdfunding để thu hút đầu tư vào dự án:

Số tiền lớn – để tạo lập, thử nghiệm và chứng nhận một công nghệ vận tải phức tạp, cần số tiền lớn (khoảng 240 triệu USD). Ở giai đoạn ý tưởng, các quỹ và nhà đầu tư lớn không thể cung cấp mức vốn như thế.
Sự quan liêu tối thiểu – theo luật pháp quốc tế, để cấp vốn cho các dự án thông qua crowdfunding, cần số lượng tối thiểu các hồ sơ;
Sự phản hồi và phổ biến rộng rãi – thông qua sàn crowdfunding, ban lãnh đạo công ty có thể nhận các phản hồi từ những nhà đầu tư về các đổi mới công nghệ được đưa vào, cũng như nói về các thành tựu chính của dự án;
Sự độc lập trong quản lý – khi sử dụng góp vốn cổ đông, toàn bộ kiểm soát đối với dự án thuộc về nhà sáng lập của nó, khác với các quỹ mạo hiểm cố gắng chiếm quyền quản lý việc kinh doanh.


Những nhân vật quyền lực ủng hộ dự án Unitsky

Mô hình crowdfunding Unitsky

Unitsky thu hút đầu tư nhờ crowdfunding theo hợp đồng vay chuyển đổi, tức là nhà đầu tư có thể chuyển các khoản tiền của mình dưới dạng khoản vay, hoặc nhận sở hữu các cổ phần công ty, chúng trong tương lai sẽ có thể đem lại lợi nhuận. Nhìn chung, mô hình thu hút đầu tư vào Unitsky trông như sau:

Nhà đầu tư chuyển số tiền của mình vào sàn crowdfunding SWC, sàn này chuyển các dữ liệu của nhà đầu tư tới công ty-đơn vị nắm giữ các cổ phần ERSSH III. Tiền của nhà đầu tư đưa vào công ty GTI, được dùng để xây dựng và phát triển các dự án vận tải đường dây.  Sau khi chuyển vào sổ đăng ký của công ty ERSSH III, các cổ phần bảo đảm được gắn với nhà đầu tư. Nếu nhà đầu tư ký kết yêu cầu, các dữ liệu của người này được chuyển sang sổ đăng ký và người này trở thành đồng sở hữu công nghệ Unitsky.

Chi tiết hơn về mô hình này được trình bày trên trang «Đầu tư». 

Unitsky sẽ luôn dùng crowdfunding?

Khi đầu tư vào dự án hiện nay, một người sẽ trở thành đồng sở hữu mọi công nghệ Unitsky và khi thực hiện thành công dự án, sẽ có thể nhận được các cổ tức từ mỗi dự án vận tải đường dây được thực hiện. Sau khi kết thúc giai đoạn thứ 15, theo kế hoạch, dự án sẽ tiến ra có lợi nhuận và ngừng thu hút đầu tư qua crowdfunding.

Tuy nhiên, crowdfunding có thể được sử dụng trong tương lai để cấp vốn cho những dự án cụ thể riêng, trên cơ sở các công nghệ đường dây. Theo nhà sáng lập Unitsky, ngài Anatoli Unitsky, một trong những phương án cấp vốn cho các dự án đó – crowdfunding trên cơ sở các công nghệ blockchain. 

Kế hoạch ban đầu vào năm 2014 đề xuất rằng, dự án sẽ tiến ra có lợi nhuận vào tháng 12/2017. Nhưng vì địa điểm xây dựng khu thử nghiệm Unitsky vào năm 2014 buộc phải chuyển từ Litva sang Belarus, các thời hạn trên đã phải xem xét lại. Vào tháng 12/2019, giai đoạn phát triển thứ 14 của dự án bắt đầu.

Số tiền ban đầu được lên kế hoạch cần thu hút cho dự án Unitsky, vào năm 2014, đề ra là 450 triệu USD. Nhưng vì sự đẩy nhanh và tối ưu hóa công việc, kế hoạch đã được xem xét lại vài lần. Như vào năm 2016, số tiền được tuyên bố đã giảm xuống còn 240 triệu USD. 

Tổng lại từ năm 2014, nhờ crowdfunding, dự án Unitsky đã thu hút hàng trăm ngàn nhà đầu tư. Trong 5 năm đã xây dựng được 5 cầu vượt vận tải ray-đường dây các kiểu khác nhau, tổng chiều dài gần 4 km. Đã tạo lập được 10 000 mét vuông diện tích sản xuất, tại đó làm việc hơn 1000 chuyên gia. Đã thiết kế và chế tạo được 11 model xe điện ray hoàn toàn khác nhau, 4 trong số đó đã được chứng nhận.

Cần nhớ gì về crowdfunding?

Crowdfunding (trong tiếng Anh crowd — «đám đông/cộng đồng», funding — «cấp vốn») – là một hình thức cấp vốn cho các dự án thông qua internet, trong đó một số lượng lớn mọi người đầu tư những khoản tiền không lớn.

Để một dự án crowdfunding đạt được thành công, nó phải đề xuất được một sản phẩm độc đáo và có ích cho nhiều người. 

Crowdfunding giúp các công ty nâng cao độ tín nhiệm đối với một sản phẩm và nhanh chóng nhận được phản hồi từ người dùng. Crowdfunding giúp các nhà đầu tư với những khoản tiền không lớn, thực hiện đầu tư vào các dự án khổng lồ, triển vọng. 

Unitsky sử dụng crowdfunding vì nó mở ra sự tiếp cận tới đông đảo nhà đầu tư và cho phép thu hút lượng đầu tư lớn.

Khi đầu tư vào dự án hiện nay, một người sẽ trở thành đồng sở hữu mọi công nghệ Unitsky và khi thực hiện thành công dự án, sẽ có thể nhận được các cổ tức từ mỗi dự án vận tải đường dây được thực hiện.

Crowdfunding là gì?

Crowdfunding (trong tiếng Anh, сrowd — «đám đông/cộng đồng», funding — «cấp vốn») có hơn 300 năm lịch sử. Ban đầu, nó được dùng như một sự quyên góp tiền rộng rãi cho các dự án khổng lồ, ví dụ, thông qua crowdfunding đã cấp vốn cho việc xây dựng tượng đài Nữ thần tự do. Đôi khi crowdfunding đề xuất một phần thưởng sau đó. Như vào thế kỷ 18, các tác giả sách và nhà xuất bản đã quảng cáo những dự án sách tương lai và thu thập chữ ký cho chúng. Cuốn sách được xuất bản, nếu đủ số lượng người ký tên, tuyên bố về việc sẵn sàng mua sách khi nó ra mắt.

Ngày nay, crowdfunding – đó là một hình thức cấp vốn cho các dự án thông qua internet, trong đó có một số lượng lớn mọi người đóng góp những khoản tiền nhỏ. 

Có 2 loại hình crowdfunding chính: 

Loại thứ nhất – crowdfunding trên cơ sở phần thưởng. Một người đưa tiền như thể cho nhà sản xuất vay, tính tới việc nhà sản xuất này sẽ tạo ra một sản phẩm và chuyển nó cho nhà đầu tư trong tương lai. Ví dụ, dự án crowdfunding đối với các đồng hồ thân thiện môi trường Pebble Time được cấp vốn vào năm 2012, 2015 và 2016.

Đồng hồ Pebble Time vào năm 2012

Loại thứ hai – crowdinvesting hay góp vốn cổ phần. Góp vốn cổ phần – đó là hình thức thu hút vốn, trong đó người tham gia nhận được cổ phiếu hay cổ phần công ty đổi lấy số tiền của mình. Điểm khác biệt chính của góp vốn cổ phần – lợi nhuận tiềm năng mà nhà đầu tư có thể nhận trong tương lai từ các tài sản của mình.

Crowdinvesting được sử dụng tích cực và được chính phủ ủng hộ ở các nước phát triển. Tại Mỹ vào tháng 4/2012, tổng thống Barack Obama đã ký đạo luật JOBS Act (Jumpstart Our Business Startups Act), cho phép các startup thu thập tới 1 triệu USD thông qua hình thức góp vốn cổ phần, mà không cần nộp hồ sơ và đăng ký bán cổ phiếu.

Dù có nhiều kiểu crowdfunding ở nhiều dự án khác nhau mà chúng được sử dụng, nhưng có một số đặc điểm chung: một mục tiêu xác định của việc cấp vốn, dự toán chi phí sử dụng các khoản đầu tư, và một số tiền nhỏ để tham gia vào dự án.

Ưu thế và các rủi ro của crowdfunding đối với các nhà đầu tư và dự án

Ngoài tiền, crowdfunding mang tới cho các dự án sử dụng chúng một số ưu thế phi tài chính:

  • Một mục tiêu cụ thể, và tính minh bạch của quá trình thu hút vốn tạo nên sự tin tưởng và có thể nâng cao uy tín công ty;
  • Tiếp cận một lượng lớn cộng đồng, crowdfunding giúp nhanh chóng tìm ra các nhà đầu tư;
  • Trong quá trình thu thập tiền qua crowdfunding, nhà sản xuất có thể thu thập liên hệ phản hồi của người dùng và cải thiện sản phẩm của mình, để tới khi xuất ra thị trường, sản phẩm có khả năng cạnh tranh tối đa;
  • Crowdfunding giúp nhanh chóng tìm thấy người dùng trong số các nhà đầu tư, cho thử nghiệm-beta đối với sản phẩm;

Đối với các nhà đầu tư, những người quyết định lựa chọn crowdfunding, cũng có một số ưu thế:

  • Crowdfunding đem đến cơ hội cho nhiều người tham gia vào dự án, với số tiền không lớn. Không có crowdfunding, nhiều nhà đầu tư cá nhân đã không thể tham gia vào các dự án khổng lồ trong các giai đoạn phát triển sớm. Thường cơ hội như thế chỉ có đối với các nhà đầu tư cá nhân với ngân quỹ lớn hoặc những thành viên của các hãng mạo hiểm chuyên nghiệp.
  • Ngày nay, các nhà đầu tư mạo hiểm và các quỹ lớn đặt tiền chủ yếu vào mảng công nghệ của nền kinh tế. Crowdfunding mang đến cho mọi người cơ hội đầu tư tiền vào những công ty triển vọng trong các lĩnh vực khác. 
  • Thông qua một sàn crowdfunding, nhà đầu tư liên tục theo dõi được tiến trình hoạt động về sản phẩm, và dùng sự liên hệ phản hồi, họ có thể tác động tới chất lượng sản phẩm cuối cùng trong các dự án crowdfunding.

Với mọi ưu thế, crowdfunding tồn tại như một phương thức thu hút đầu tư vào ngành kinh doanh non trẻ và có thể rủi ro. Đối với nhà đầu tư, các rủi ro ấy có thể là:

  • Phá sản. Ngành kinh doanh mà các bạn đầu tư vào, có thể bị phá sản trong những năm đầu, và bạn mất số tiền của mình, hay chỉ có thể lấy lại một phần trong chúng;
  • Trong trường hợp với góp vốn cổ đông crowdinvesting, các cổ phiếu của công ty có thể đơn giản là không tăng trưởng trong tương lai, và người nắm giữ chúng sẽ không thể kiếm tiền nhờ việc bán chúng hay chi trả cổ tức;
  • Nếu các bạn đầu tư vào một ngành kinh doanh lớn, trong thời gian dài, các bạn sẽ không thể bán cổ phiếu hay cổ phần của mình, khác với các chứng khoán mà các bạn đã có thể mua trên sàn chứng khoán.

Crowdfunding thành công: các trò chơi và tiền thuật toán

Năm 2019, nhờ crowdfunding, các công ty đã thu hút cho những dự án của mình hơn 1 tỷ USD. Điều đó tương đương với vốn hóa của những công ty khổng lồ nhất thế giới. 

Phần lớn các dự án crowdfunding ngân sách lớn thuộc nhóm có sử dụng công nghệ blockchain. Ví dụ, dự án EOS, từ năm 2017 tới năm 2019 đã thu hút hơn 4 tỷ USD, trong đó không có một sản phẩm cụ thể nào. Để so sánh, sàn crowdfunding lớn nhất thế giới là Kickstarter trong 10 năm tồn tại của mình đã thu hút được 4,4 tỷ USD. 

mTPL Yjx4nOOEegQRbxs3rEd9YNdSG p1ZnuxAEUCXxZV1YKJ3Bl70aVyKoUDkN7rxlxXxvE xAROZtmIFSZwpdi7gyqqUdJwElqjeRZJ eK f qnh1ke YESNwfmne2L4GwgDBF

Khối lượng tiền thu hút được trên Kickstarter theo các hạng mục từ năm 2009 tới 2016

 

Nhiều người bỏ tiền vào EOS trên cơ sở sự loan báo và hứa hẹn, rằng những nhà sáng lập của nó đã quản lý những dự án blockchain nổi tiếng khác, sẽ có thể lặp lại thành công của mình. 

Dự án crowdfunding khổng lồ nhất, không thuộc vào các đồng tiền thuật toán, là trò chơi máy tính Star Citizen. Vào năm 2014, nó đã được đưa vào sách kỷ lục Guinness như một dự án với sự hỗ trợ crowdfunding lớn nhất, khi có hơn 40 triệu USD được đầu tư vào dự án. Năm 2018, số tiền thu hút được đã đạt hơn 200 triệu USD. 

Dưới dạng một sàn crowdfunding, nhà sáng lập công ty Chris Roberts sử dụng trang web của mình, trên đó mọi người nhận được các vật phẩm nội bộ trò chơi cho khoản đầu tư phát triển nó.

Các ví dụ không thành công trong việc sử dụng crowdfunding có thể ít gặp hơn. Thường những trường hợp đó thuộc nhóm những dự án không lớn, vì các sàn crowdfunding lựa chọn các công ty cho phép thu hút đầu tư qua họ một cách cẩn thận. Và để duy trì uy tín của mình, họ không cho phép các dự án mạo hiểm lọt qua.

Khi crowdfunding không hoạt đọng: những bản sao và các dự án cá nhân

Ví dụ không thành công có thể gom vào 2 nhóm.

Nhóm đầu tiên – những bản sao của một sản phẩm nào đó. Xuất hiện những công nghệ mới, những dự án hay sản phẩm mới, sau chúng ngay lập tức có hàng chục kẻ bắt bước, cố gắng lặp lại chúng. Thường chất lượng của các đồ nhái này thấp hơn nhiều so với nguyên gốc. 

Nhóm thứ hai – sử dụng crowdfunding cho những mục đích cá nhân. Ví dụ, một người muốn bắt đầu việc kinh doanh của mình, hay một cô gái muốn ghi một album ca nhạc. Nếu bạn không có tập hợp những người ủng hộ nhiệt thành, thì việc thu hút vốn cho các mục đích cá nhân–  một ý tưởng rất tệ đối với crowdfunding. 

Mặc dù cũng có những ngoại lệ ngộ nghĩnh. Ví dụ, vào năm 2014, một người Mỹ tên là Zach Brown đã khởi động một dự án crowdfunding để nấu salad khoai tây. Thoạt đầu Brown muốn thu thập 10 USD, nhưng kết quả là anh ấy đã được quyên góp hơn 55 ngàn USD. Nguyên nhân sự thành công này là vì, Brown trong quá trình thu thập tiền đã đăng các video, trong đó anh nhại lại những dự án crowdfunding nghiêm túc, những dự án đã khẳng định rằng sản phẩm của họ sẽ thay đổi thế giới. Cuối cùng, phần lớn số tiền thu được đã được người ngày ủng hộ từ thiện.

Các dự án crowdfunding triển vọng có thể được xác định theo vài tiêu chí. 2 tiêu chí chính: tính độc đáo và ích lợi của đề xuất. Tức là một sản phẩm phải không chỉ copy lại những đề xuất hiện có, mà còn phải đem tới điều gì đó mới mẻ và đồng thời có ích đối với người dùng. Ích lợi của đề xuất cũng thể hiện ở việc, một người có thể nhận được gì cho những khoản đầu tư của mình – cổ phần trong dự án tương lai hay một sản phẩm sẵn sàng.